Private conversations
Help Users

    Giới thiệu sách

    MegaOpera

    <span style="color: #FF0000;">Quân Hàm</span>
    “Muốn sống”: Ấn tượng mạnh bởi quan niệm "Chết"

    Muốn sống là một câu chuyện rất thú vị, gây ấn tượng mạnh mẽ, được kể bằng giọng của một cậu bé mắc bệnh bạch cầu giai đoạn cuối.

    Người đọc bị lôi cuốn vào mạch truyện, nhận ra cái nhìn tỉnh táo và lạc quan của nhân vật Sam Mc Queen, cậu bé sắp chết - giúp xua tan nỗi sợ hãi về cái chết đối với mọi người. Sam coi cái chết cũng là điều bình thường, tự nhiên, như một phần của nhân sinh, như chu trình sâu hóa bướm…

    Với trí tưởng tượng phong phú cùng sức sống mãnh liệt trong một hình hài trẻ thơ đang bị tàn phá bởi căn bệnh chết người, cậu bé cố gắng tạo ra kỷ lục cho những hoạt động tưởng chừng vô bổ. Sam tò mò về ma quỷ, đĩa bay và cả xác chết. Cậu sưu tập các sự kiện kỳ thú và tìm hiểu mọi điều trên Internet. Quyển sách của cậu được hình thành từ lòng khao khát hiểu biết những điều xưa nay nhân loại chưa giải đáp được.

    75188873-206768_muonsong.jpg

    Bìa cuốn sách

    Sam muốn khẳng định mình như một cá thể độc lập và trưởng thành, biết chịu trách nhiệm về bản thân, không ỷ lại hoặc cầu xin lòng thương hại của người khác. Cậu bé dũng cảm chấp nhận kết cục bi thảm dành cho mình, không chút oán trách số phận…

    Muốn sống của Sally Nicholls gây sửng sốt cho công chúng văn học khi dẫn dắt thành công một câu chuyện với kết thúc không có hậu bằng vẻ hóm hỉnh duyên dáng, bằng giọng điệu trong trẻo mà vô cùng chín chắn. Khởi đầu sự nghiệp bằng sáng tác viết về cái chết, Sally Nicholls đã xuất sắc vượt qua 8 ứng cử viên trong danh sách 9 tác phẩm được đề cử và nhận giải Waterstone’s Chilren’s Book Prize năm 2008 vừa qua. Cô hoàn thành quyển tiểu thuyết này khi tròn 23 tuổi.

    Được khởi xướng từ năm 2005, Waterstone’s Chilren’s Book Prize là giải thưởng nhằm phát hiện và khích lệ các cây bút trẻ viết về đề tài thiếu nhi, là một trong những giải thưởng văn học uy tín và danh giá nhất nước Anh hiện nay.

    Sally Nicholls tốt nghiệp Đại học Triết & Văn chương, cao học về sáng tác truyện cho thiếu nhi. Hiện cô đang sống tại Luân Đôn. Sau thắng lợi của tiểu thuyết đầu tay với giải thưởng trị giá 5.000 bảng Anh và lời đề nghị mua bản quyền của 17 nước trên thế giới, cô đang đầu tư cho tác phẩm thứ hai của mình, The midnight hunter (Người đi săn lúc nửa đêm), dự kiến phát hành vào đầu năm 2009.

    Thanh Phúc
     
    Mình xin giới thiệu một cuốn sách mà mình rất thích đó là cuốn sách Những Tấm Lòng Cao Cả, cuốn sách này danh cho lứa tuổi thiếu nhi, nhưng người lớn đọc vấn thấy hay, Lâu lâu mình vẫn hay đọc lại nó

    200px-Amicis_Cuore_Titel.jpg


    Những tấm lòng cao cả hay Tâm hồn cao thượng (tiếng Ý: Cuore) là một cuốn tiểu thuyết trẻ em của nhà văn người Ý Edmondo De Amicis. Lấy bối cảnh trong lúc nước Ý đang thống nhất cũng như nói về đề tài yêu nước. Tiểu thuyết được xuất bản đầu tiên vào ngày 18 tháng 10, năm 1886, ngày khai trường ở Ý và trở thành một hiện tượng xuất bản ngay lập tức.

    Xuyên suốt tiểu thuyết là những vấn đề xã hội như sự nghèo đói, Những tấm lòng cao cả cho thấy ảnh hưởng của tư tưởng chính trị cánh tả trong những tác phẩm của Amicis (ngay sau khi viết tác phẩm này ông gia nhập đảng xã hội Ý). Vì thế, cuốn sách vẫn còn có ảnh hưởng rất lớn ở nước thuộc khối phía Đông.

    Cốt truyện và nhân vật

    Tác phẩm được viết theo hình thức nhật kí của Enrico Bottini (là An Di trong bản dịch của Hà Mai Anh), một cậu học trò 10 tuổi học tiểu học ở Ý. Gia đình cậu thì thuộc tầng lớp thượng lưu trong khi các bạn cùng lớp lại xuất thân từ tầng lớp lao động. Cốt truyện diễn ra theo thứ tự thời gian xuyên suốt năm lớp 3 của Enrico.

    Qua "Những tấm lòng cao cả", Amicis muốn gửi gắm đến các em thiếu nhi những bài học đạo đức sâu sắc cũng như vai trò quan trọng của nhà trường, cha mẹ trong việc dạy dỗ trẻ em.

    Bản dịch tiếng Việt

    Tác phẩm này có một số bản dịch tiếng Việt.

    Bản dịch đầu tiên với tựa đề Tâm hồn cao thượng do Hà Mai Anh dịch, bản dịch đoạt giải văn chương của Hội Alexandre de Rhodes tại Hà Nội năm 1948 [1] và rất phổ biến trong những thập niên 1950, 1960 và có lúc được trích đoạn dùng trong sách giáo khoa lớp 7 tại miền Nam trước 1975, đến nay vẫn còn được tái bản nhiều lần, mới nhất là bởi NXB Thanh niên tái bản lần thứ 7 năm 2008 (bỏ một số tiểu truyện)

    Một trong những bản dịch khác là Những tấm lòng cao cả do Hoàng Thiếu Sơn dịch, được Nhà xuất bản Phụ nữ ấn hành lần đầu năm 1977, được tái bản nhiều lần.
     
    Nếu em không phải một giấc mơ

    Một cuốn sách hay, mình trích nguyên lời giới thiệu trên trang bìa của sách để các bạn tìm hiểu thêm : ( đọc hay, mọi người nên đọc )

    Marc Levy đã biến điều không thể thành có thể trong cuốn tiểu thuyết : nếu em không phải một giấc mơ.
    Khi ông dệt mối tình của Arthur với lauren , linh hồn của một cô gái trẻ mà thân thể đang đắm chìm trong hôn mê ở đầu kia của thành phố. Bắt đầu từ đây, sự khám phá và tận hưởng tình yêu của Arthur và Lauren , những cố gắng hồi hộp của Arthur để giữ lại Lauren với cuộc đời ,tất cả được đan cài khéo léo và hấp dẫn khiến độc giả thế kỉ 21 một lần nữa lại sung sướng trở về với những câu chuyện được kể một cách dung dị, trong sáng khi biên giới của vật chất , hình hài đã nhoà đi, chỉ còn lại tình yêu trong khoảnh khắc hiện tại.......Nếu em không phải mộtgiấc mơ là như thế ,một chuyến phưu lưu nhiệt thành và nhẹ nhõm , mang trong mình tinh tuý của một tình yêu lãng mạn , mở ra cánh cửa trước khả năng vô biên của con người khi trong lòng có niềm tin....

    Về tác giả : Marc Levy là một hiện tượng của giới xuất bản Pháp và thế giới khi tất cả các tiểu thuyết của ông trở thành best-sellr nóng bỏng trên kệ sách.

    Nếu em không phải một giấc mơ là cuốn đầu tiên trong serie sách đã thành công ngoài sức tưởng tượng của tác giả , với số phát hành hơn 3 triệu bản riêng tại pháp và được dịch ra 37 thứ tiếng trên thế giới.

    Bộ phim Như ở thiên đường chính là tên bộ phim do đạo diễn nổi tiếng Steven Spielberg chuyển thể lên mà ảnh từ câu chuyện tình đậm màu sắc liêu trai này.

    Phần 2 của cuốn này là : gặp lại
     
    Thế giới quả là rộng lớn và có nhiều việc phải làm

    Tên tiếng Anh: It's big world and there's lots to be done
    Cuốn sách này do Kim Woo Choong viết (Chủ tịch, người sáng lập tập đoàn Daewoo), đã diễn tả một cách chân thực và sâu sắc những kinh nghiệm của ông.
    Cuốn sách thực sự gây được ấn tượng lớn đối với giới sinh viên khắp thế giới.
    (Mình không biết phải giới thiệu thế nào cho hay, cho xác thực. Các bạn có thể vào đường link sau để đọc cuốn sách, nếu thấy hay hãy tìm cho mình một cuốn để gối đầu nhá.)
    http://www.petalia.org/Inspiration/thegioironglon.htm
     
    Tìm về tuổi thơ qua những trang sách

    Không hoang đường, không thế lực siêu nhiên, series tác phẩm hè cho độc giả nhí mang lại nụ cười sảng khoái khi chứng kiến thế giới trong vắt tuổi thơ, hoài niệm dấu yêu của người lớn về một thời bé xíu.

    Trẻ con thấy giống quá, người lớn thấy nhớ.

    Xuất bản cách đây hơn một năm, Nhóc Nicolas - Những điều chưa kể (tác giả René Goscinny và Jacques Sempé) được các thế hệ độc giả đón nhận nồng nhiệt, bởi như lời dịch giả Tác Phong: “Sức mạnh của cuốn sách này là cuốn hút cả trẻ con cũng như người lớn. Trẻ con thì thấy giống quá, người lớn thì thấy nhớ quá...”.

    Chỉ là những câu chuyện, thói quen, hờn dỗi vặt vãnh đời thường, nhưng qua lăng kính trong trẻo của cậu bé Nicolas, tất cả trở thành nỗi nhớ, niềm vui sướng miên man suốt thời thơ ấu. Vô số sự hỏng hóc xảy ra mỗi khi Nicolas sờ tay vào, dù mục đích của cậu đáng hoan nghênh. Trong lúc tự dọn nhà cửa, Nicolas thử máy bay làm vỡ tan cái bình quý; xếp đồ chơi vào tủ, nhưng vì không vừa nên cậu tiện tay vứt qua cửa sổ vỡ tan cái vòm kính; nổi hứng lau nhà nhưng lại làm vỡ luôn cái liễn đẹp nhất của mẹ…


    Dễ đọc, dễ thấm, Nhóc Nicolas không chỉ là niềm vui ngây thơ, láu lỉnh của con trẻ, nó còn khiến người lớn ước mơ quay ngược thời gian, trở lại thời của những trò quậy phá đáng yêu. Giản dị mà thân thiết, Nhóc Nicolas là tiếng chuông vang mãi về tình yêu gia đình, và sự hy sinh vô bờ bến của cha mẹ dành cho đứa con thân yêu.

    Nằm trong mạch “câu chuyện làm nồng ký ức”, Cedric - Tôi thích đi học (tác giả Laudec và Cauvin), tập hợp 6 mẩu chuyện nhỏ xoay quanh cuộc sống thường nhật đầy ắp những điều khôi hài, thú vị của cậu bé Cédric. Bản tính vừa lém lỉnh vừa ngốc nghếch, cậu bé 8 tuổi Cédric gây bao chuyện khiến người xung quanh quay mòng mòng, khóc dở mếu dở... Lời thoại hóm hỉnh, nét vẽ sinh động, Cedric đưa người đọc bước vào thế giới đầy màu sắc, cùng gặp gỡ những nhân vật đáng yêu, trải nghiệm những vui buồn và ngắm nhìn cuộc sống qua con mắt của cậu nhóc tám tuổi.

    Thượng đế cũng cười…
    Với hơn 38 triệu bản được bán ra trên toàn thế giới, "best seller" Thuyền truởng quần lót (bộ ba tập của Dav Pilkey) mở đầu câu chuyện bằng lời “đe dọa”: “Chớ mở cuốn sách này nếu bạn không thích cười. Kẻ nào đánh giá thấp công lực của quần lót đều phải hối hận”.
    Sau khi xuất bản tác phẩm đầu tay năm 1987, Dav được mời tới nói chuyện cùng bọn trẻ tại các trường học, thư viện, và phần được yêu thích nhất trong các buổi nói chuyện luôn luôn về Thuyền trưởng quần lót. “Khi tôi nhắc đến tên Thuyền trưởng quần lót, tất cả bọn trẻ cười phá lên. Tôi vẽ cái quần lót và tấm khăn choàng, chúng thực sự thích thú. Sau cùng, tôi kể về một trong những cuốn truyện tôi sáng tác khi còn nhỏ Thuyền trưởng quần lót và cuộc tấn công của lũ toa lét biết nói, cả căn phòng vỡ òa tiếng cười”, Dav Pilkey kể lại.

    Dù cách miêu tả và từ ngữ sử dụng trong Thuyền trưởng quần lót không theo chuẩn mực, kiểu “hiệu trưởng ma kuái, siêu nhân khủng nhất thế giới…”, nhưng sự hồn nhiên của bộ đôi nhân vật George và Harold khiến tâm hồn độc giả không khỏi xao động, bất kể thời thơ ấu đã đi qua rất lâu.



    Nếu mê Thuyền trưởng quần lót, độc giả nhí sẽ không thể bỏ qua Nhật ký ngốc xít, “bộ nhật ký quái chiêu nhất quả đất, hài hước chưa từng thấy” của cô bé Jamie Kelly. Cuộc sống của cô bé 9 tuổi Jamie Kelly luôn tồn tại bức xúc. Cô bạn cùng lớp Angelina đã học giỏi lại xinh đẹp, căng tin có món thịt khủng khiếp, con chó săn thỏ xấu tính… đều khiến Jamie thấy có vấn đề. Thế là ngày nào cô bé cũng mở cuốn sổ bí mật, và mở đầu bằng “Nhật Ký Ngốc xít thân mến”.

    Trong thế giới riêng tư ấy, Jamie say sưa và thành thật bộc lộ suy nghĩ mà không sợ bị phán xét. Những sự việc được tường thuật một cách nồng nhiệt, đi kèm những bình luận chủ quan của người viết với vốn từ vựng được lắp ghép để trở thành của riêng, bất chấp mọi nguyên tắc ngữ pháp và quan điểm thẩm mỹ. Tác giả Jim Benton đã viết Nhật ký ngốc xít bằng tư duy của một cô bé, hoặc chí ít ông cũng tạo được ấn tượng như vậy.

    Không sâu sắc và phức tạp, Nhật ký ngốc xít đủ lắt léo để lôi cuốn, và đủ chân thành để tìm được sự chia sẻ ở bất kỳ cô bé nào đang tuổi ô mai.
    (Theo: baodatviet.vn)
     
    Con đường những vì sao
    Tập trường ca “Con đường của những vì sao” (Nguyễn Trọng Tạo) thắp thêm một nén nhang tưởng nhớ các cô.



    Trưa ngày 24 tháng 7 năm 1968 , như mọi ngày Tiểu đội 4 gồm 10 cô gái trẻ ra làm nhiệm vụ thông đường.

    Cho đến 16 giờ 30 phút - thời khắc đinh mệnh ấy -trận bom thứ 15 trong ngày dội xuống Đồng Lộc, một quả bom rơi xuống ngay sát miệng hầm , nơi 10 cô đang tránh bom. Tất cả đã hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, chưa ai trong số họ lập gia đình.

    Cái tên trường ca của Nguyễn Trọng Tạo chứa đựng thông điệp của nhà thơ về sự bất tử của 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc bởi sự ngã xuống của họ còn sáng mãi như những vì sao trên con đường đi đến thống nhất đất nước.

    Tập trường ca kết cấu đan xen tự sự và trữ tình mở đầu với một “khúc hát tặng” và mười chương được đánh số. Nhà thơ đã xử lý rất khéo khi hư cấu nên một câu chuyện tình yêu phổ biến thời chống Mỹ.

    Những cô gái trong trường ca là thanh niên xung phong, tham gia chiến đấu ngay dưới mưa bom bão đạn của quân thù, và chàng trai là một người lính lái xe vận tải chở hàng vào tiền tuyến. Họ xa nhau mà vẫn gặp nhau dọc con đường đầy hy sinh ác liệt của dân tộc. Thông qua hai nhân vật này, tác giả muốn làm hiện lên chân dung con người trong cuộc kháng chiến.

    Tâm trạng của những thanh niên ra trận đối mặt với sự sống và cái chết, của tình yêu và biệt ly đã được nhà thơ Nguyễn trọng tạo viết bằng những câu thơ xúc động. Cuối cùng là đau thương và chiến thắng của những con người yêu nước. Nhà thơ đã dành hẳn trọn chương “Độc thoại của máu” để viết về sự hy sinh vĩ đại của những người chiến đấu cho Tổ quốc.

    Trường ca “Con đường của những vì sao” của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đã góp thêm một bài ca trữ tình mà bi tráng trong dàn hợp xướng của thập kỷ trường ca viết về chiến tranh cứu nước. Nhà thơ gửi gắm tâm sự với các bạn trẻ: “Hãy cố hiểu những gì tôi viết về những năm tháng chống Mỹ hào hùng, đẹp đẽ của riêng tôi và của cả dân tộc”.

    Trần Hoàng Hoàng
     
    Hãy Trả Lời Em Tại Sao

    _fill_280_33711.jpg


    Giới Thiệu:

    Tại sao ai cũng mê vàng?

    Vũ trụ lớn cỡ nào?

    Tại sao sắm lại đi sau chớp?

    Người đầu tiên nghĩ ra mẫu tự là ai?

    Tại sao loài người không sử dụng cùng một thứ ngôn ngữ?

    Quyển sách đầu tiên đã được thực hiện từ bao giờ?

    Tại sao cái cổ của hươu cao cổ lại “quá cỡ thợ mộc” như vậy?

    Cuốn sách sẽ giải đáp những thắc mắc mà hằng ngày bạn vẫn tự hỏi tại sao thế ?
     
    Giới thiệu bộ sách thức dậy tinh thần tân võ hiệp - Côn Luân


    Kim Dung gác bút, Cổ Phong qua đời, làng kiếm hiệp dường như hiu hắt đi vì thiếu vắng những cây đa cây đề. Tuy nhiên, khi Phượng Ca xuất hiện với bộ truyện "Côn Luân", độc giả nghiền võ hiệp nhận ra bóng dáng một "đệ tử chân truyền" của Kim Dung.

    Phượng Ca tên thật là Hướng Kỳ Cương, sinh năm 1977 tại Trùng Khánh, tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý Tài chính Đại học Tứ Xuyên, hiện làm Tổng biên tập tạp chí Kim cổ Truyền kỳ - Võ hiệp. Ngoài Côn Luân, anh còn là tác giả của Thương Hải, Mạn dục Vương triều. Côn Luân vừa được NXB Phụ Nữ mua bản quyền và ấn hành tại Việt Nam qua bản dịch của dịch giả Bạch Liên - người từng chuyển ngữ bộ truyện Tru Tiên gây xôn xao trên các diễn đàn online. Lễ ra mắt bộ sách vừa diễn ra sáng nay 8/7 tại NXB Phụ Nữ.

    90 chương truyện của Côn Luân lấy bối cảnh thời Nam Tống, xoay quanh cuộc đời vào trải nghiệm của nhân vật chính Lương Tiêu. Gia đình ly tán từ nhỏ, mang nặng thù nhà, Côn Luân một mình dấn thân vào sóng gió giang hồ, lĩnh hội được nhiều kiến thức khoa học ở Thiên Cơ Cung, sau này ứng dụng vào hoạt động quân sự, gây ảnh hưởng sâu sắc đến độ thay đổi được cả lịch sử. Bộ truyện được Phượng Ca viết trong vòng 3 năm, xuất bản vào tháng 9/2005. Năm 2006, tác phẩm được trao giải nhất cuộc thi Võ hiệp Kim cổ Truyền kỳ do Đại học Bắc Kinh tổ chức. Bộ sách được ấn hành sang tiếng Việt với 7 tập, giá trọn bộ 422.000 đồng.


    Tại buổi giới thiệu cuốn sách, dịch giả Bạch Liên chia sẻ, chị nhận dịch Côn Luân vì quá mê truyện võ hiệp. Đó là động lực lớn nhất để dù mất rất nhiều thời gian với bản dịch đồ sộ này, Bạch Liên đã không hề lấy một đồng nhuận bút nào với mong muốn giảm giá thành bộ sách cho những người cùng chung niềm đam mê kiếm hiệp. Nhận xét về Côn Luân và phong cách của tác giả Phượng Ca, Bạch Liên cho biết: "Lối viết của Phượng Ca có hơi hướng truyện của Kim Dung. Nhưng điều đặc sắc là ở chỗ, anh đã đưa yếu tố khoa học hiện đại, tư tưởng phản chiến rất thời sự vào tác phẩm. Bộ truyện được kể bằng thứ ngôn từ dễ đọc, lối dẫn dắt dễ đi vào lòng người".

    Ông Nguyễn Quang Hùng, một độc giả đã kịp thưởng thức trọn hàng nghìn trang sách Côn Luân, bày tỏ: "Phượng Ca đã viết bộ tiểu thuyết võ hiệp này với một mối rung cảm và trí tưởng tượng phong phú của một người trẻ tuổi. Bộ sách vì vậy cũng trẻ trung, sống động hơn nhưng những kiến thức lịch sử, xã hội và võ học trong bộ sách cũng không vì vậy mà kém phần uyên thâm tham bác. Tác giả lý giải những chiêu thức võ học một cách tài tình, khoa học làm người đọc không cảm thấy tác giả bịa hoặc tưởng tượng ra một cách vô căn cớ, nhất là các lý giải về chiêu thức võ học dựa trên cơ sở toán học của nhân vật Lương Tiêu".

    Dày, đồ sộ với giá thành bìa không hề nhỏ trong thời đoạn suy thoái, tuy nhiên, sau một tuần ra mắt, Côn Luân đã tiêu thụ được 200 bộ, tính riêng ở thị trường Hà Nội. Đây là căn cứ để ông Việt Anh - phụ trách kinh doanh của NXB Phụ Nữ tin vào sự đầu tư đúng đắn của họ cho Côn Luân: "Thông thường, một bộ sách đồ sộ thế này thường được in từng cuốn, để thăm dò độc giả. Nhưng chúng tôi tin vào sức hấp dẫn của Côn Luân nên đã in luôn trọn bộ. Dù chi phí cho 2.000 bản bộ truyện này lên tới gần 400 triệu đồng".
    Hà Linh( VN exp.)
     
    Giới thiệu sách :Hộp đen trong ngăn cặp
    Với mong mỏi có thể giúp các em nhận biết về bản thân mình, đồng thời giúp các bậc phụ huynh hiểu con em mình hơn, những nhà nghiên cứu, giáo dục biết thêm thông tin về thế hệ học sinh thời @, Nhà xuất bản Kim Đồng xây dụng bộ sách "Phóng sự học đường".



    "Hộp đen trong ngăn cặp" của Yên Khương và những cuốn sách trong tủ sách "Phóng sự học đường" nói chung là tiếng nói của các em học sinh về những vấn đề bức xúc trong lớp học, những hiện tượng mới, xu hướng mới, phong cách mới. Cũng là nơi để các em bộc lộ tâm tư, tình cảm và "bật mí" những trò quậy phá nổ trời hay những "tiểu xảo" trong thi cử... Bộ sách cũng ghi nhận một phần hiện thực cuộc sống sinh hoạt, học tập, quan hệ gia đình, giao tiếp cộng đồng và phong cách sống của cả một thế hệ học sinh. Để chúng ta cũng có thể hình dung được phần nào về giới học sinh Việt Nam hiện thời.

    Sau cuốn truyện vừa đầu tay "Thời thơ ấu", "Hộp đen trong ngăn cặp" là đầu sách thứ 2 của Yên Khương trong vòng 2 năm trở lại đây. Được biết, trong năm 2009 này, Yên Khương sẽ tiếp tục cho ra mắt bạn đọc 2 đầu sách nữa...

    Nhưng trước tiên, xin được trân trọng giới thiệu đến bạn đọc cuốn mà tôi đang nói đến: "Hộp đen trong ngăn cặp".

    Phạm Nguyễn.
     
    Frankenstein - Mary Shelley. Chí Phèo của phương tây.

    Tác Giả

    Mary Shelley (tên trước khi lấy chồng: Mary Wollstonecraft Godwin) sinh ở Somers Town, London, là con gái của William Godwin – là nhà triết học và nhà văn nổi tiếng ở Anh. Mẹ mất sau khi sinh Mary được 11 ngày nên bố phải gửi cho người khác nuôi, vì sau đó ông còn lấy vợ khác. Nhờ sự chỉ dẫn của bố nên Mary được học ở những trường tốt nhất thời đó. Mary gặp Percy Shelly ở cửa hàng sách của bố và sau đó Percy thường xuyên qua lại cửa hàng này. Mùa hè năm 1814 họ yêu nhau và cùng bỏ trốn sang Pháp. Đây là lần bỏ đi thứ hai của Percy Shelly. Lần thứ nhất ông cùng Harriet Westbrook bỏ nhà đi sang Edinburgh. Hai năm sau, khi người vợ thứ nhất của Percy chết, họ làm đám cưới. Mary và Percy có 4 đứa con nhưng 3 đứa chết khi còn nhỏ.

    Năm 1818 Percy và Mary sang sống ở Ý. Percy cảm thấy hài lòng với người vợ thứ hai của mình, Mary có thể cảm nhận thơ ca và hiểu triết học của Percy, mặc dù Mary từ chối lời đề nghị của chồng chia sẻ tình yêu với một người bạn của ông. Mary hiểu rằng lòng chung thủy với những lý tưởng tình yêu của Percy luôn mâu thuẫn với niềm khát khao nội tại hướng tới một tình yêu chân chính như ông vẫn thường viết trong những tác phẩm thơ và triết học của mình. Năm 1822, Percy gặp nạn trên biển, con tim của ông được Mary mang theo mình cho đến hết đời.

    Tác Phẩm

    frankenstein_1994.jpg


    Mary viết tiểu thuyết Frankenstein, or The Modern Prometheus khi bà mới 19 tuổi, in thành sách năm 1818. Đây là câu chuyện về chàng sinh viên Frankenstein tạo ra một sinh vật từ nội tạng của người đã chết. Frankenstein làm cho sinh vật này trở nên sống động rồi đuổi đi. Sinh vật này phải chịu sự hắc hũi của mọi người, Sống như một con vật, Anh muốn làm nguời lương thiện, muốn có một người bạn, một người yêu, một gia đình, một tâm hồn của con người nhưng chẳng ai cho anh cả. Sự lưu đày và lòng hận thù làm cho sinh vật này quyết định trả thù bằng cách giết chết vợ của người tạo ra mình và sau đó là giết chính Frankenstein.
     
    Cực hay nhưng mình chỉ có bản tiếng Anh.

    Đây là cuốn "Adventure of Baron Munhchausen" tên tiếng việt là "Những cuộc phiêu lưu của bá tước Muyn Khao Đen". Hồi trước mình được mama lấy từ thư viện về cho đọc và cảm thấy rất hay, bây giờ về hỏi lại thì chẳng biết cuốn sách đã nằm ở đâu nữa. Giờ lên mạng chỉ tìm thấy bản tiếng Anh, định đi các nhà sách cũ mà chưa có thời gian, ai rành tiếng Anh thì down về đọc. Mình cũng vừa đọc nó vừa giải trí vừa học English luôn thể.

    http://www.mediafire.com/?sharekey=870ea18e1ba151140dec85adfe0a530ae04e75f6e8ebb871

    Munchausen là một người nổi tiếng nói phét (tall tales) ở Ðức vào thế kỷ 18. Trong khi các tác phẩm Việt hoá chỉ xem nhân vật nam tước Munchausen như một dạng vua nói khoác, một Bác Ba Phi của Đức thì tại phương Tây, nhân vận Munchausen được xem ngang hàng với Robinson Crusoe và Gulliver, những nhân vật của phiêu lưu và trí tưởng tượng, của sự khao khát hiểu biết, văn hoá và chinh phục.
    Những ai yêu thích những giá trị trên trong các tác phẩm văn học phương Tây nổi tiếng cận đại và hiện đại sẽ dễ dàng bắt gặp lại những nét quen thuộc trong những cuộc phiêu lưu của Nam tước Munchausen. Mạch văn phong cầu kỳ quý tộc nhưng trang nhã và hài hước gợi nhớ đến những tác phẩm của Alexandre Dumas. Việc nam tước rơi xuống một khe nút ở Hy Lạp để gặp gỡ hai vợ chồng thần linh cổ đại Vulcan (Hephaetus) và Venus (Aphrodite) đã sống khép kín tại đấy hàng ngàn năm giống đến kỳ lạ việc các nhân vật trong truyện Nicholas Flamel chui xuống khu hầm mộ Paris để gặp vị thần chiến tranh Mars đang ngủ sâu. Các chuyến phiêu lưu trên khinh khí cầu và đến Mặt Trăng của Munchausen phải chăng chính là nguồn cảm hứng cho các cuộc phiêu lưu tương tự được Jules Vernes sau này kể lại. Thế giới quan (đầy lệch lạc) của những người da trắng dành cho người da đen ở châu Phi và người da đỏ ở châu Mỹ vô cùng tương đồng với những chuyến phiêu lưu của Tintin. Và những cuộc gặp gỡ của nam tước với Sphinx ở Ai Cập hay Don Quixote ở Tây Ban Nha là những nét văn hoá thú vị mà sau này thường thấy gặp trong những chuyến phiêu lưu của các nhân vật truyện tranh nổi tiếng của phương Tây.
    Những chuyến phiêu lưu của Munchausen, dù vô cùng kỳ lạ, vẫn chưa ly kỳ bằng câu chuyện đời thực của tác giả, một nhà văn, một nhà khảo cổ nổi tiếng, một tên tội phạm bị truy nã phải lưu vong. Hình tượng Munchaosen, theo như một số nhà nghiên cứu, là một hình ảnh để tác giả phản chiếu chính mình, “một nam tước mà số phận và tài năng vượt hẳn lên nhận thức của những người đương thời.”
     
    Những cuốn sách hay về tình yêu và cuộc sống

    Những cuốn sách hay về tình yêu và cuộc sống sẽ mang đến cho bạn những cảm nghĩ rất riêng , đôi khi là những giọt nước mắt, là nỗi buồn... nhưng nó là những cuốn sách bán chạy nhất . Hãy dành thời gian để tìm đọc nó nhé các bạn trong homeviet . :D

    1. P.S. I Love You


    Sách đã được chuyển thể thành phim.

    Tiểu thuyết của Cecelia Ahern - con gái cựu thủ tướng Ireland Bertie Ahern. Cuốn sách được Cecelia viết khi cô mới 21 tuổi. Tác phẩm best-seller này là câu chuyện của cặp vợ chồng trẻ Jerry và Holly Kennedy. Dù liên tục bất đồng quan điểm và thường xuyên cãi nhau kịch liệt, tình yêu của họ vẫn luôn được hâm nóng bằng sự quan tâm tới nhau và những màn yêu đương nồng nhiệt. Do cuộc sống khó khăn, Holly lần lữa chưa muốn sinh con cho chồng dù Jerry rất nóng lòng được làm bố. Vì vậy, khi Jerry mắc bệnh hiểm nghèo và đột ngột qua đời, Holly vô cùng suy sụp và hối hận. Cô dường như quên đi hiện tại, chìm đắm trong những ký ức hạnh phúc đã qua. Tuy nhiên, một ngày, mọi thứ thay đổi khi Holly nhận được bản ghi âm những lời dặn dò và những bức thư của chồng cũ, được anh chuẩn bị cho cô trước khi qua đời. Lần lượt trong từng bức thư một, Jerry hướng dẫn Holly cách sắp đặt lại cuộc sống để bắt đầu một hạnh phúc mới. Cuối mỗi bức thư đều có dòng chữ P.S. I Love You (Tái bút: Anh yêu em).

    2. The Kite Runner


    Poster phim The Kite Runner.

    Lấy bối cảnh Afghanistan tan nát và vỡ vụn vì chiến tranh, cuốn tiểu thuyết của Khaled Hosseini là câu chuyện về tình bạn bị đánh mất giữa Amir và Hassan. Theo dòng hồi ức của Amir, người đọc trở lại hơn hai mươi năm về trước, khi Amir còn là một cậu bé mười hai tuổi sống trong vòng tay che chở của Baba giàu sang và thanh thế. Cùng gắn bó với Amir suốt những năm tháng tuổi thơ là Hassan, con trai của người quản gia Ali, một cậu bé lanh lợi, mạnh mẽ nhiều lần xả thân để bảo vệ Amir. Thế nhưng tình bạn và lòng tận tụy của Hassan đã không được đền đáp, một ngày mùa đông năm 1975, Hassan vì ra sức bảo vệ chiếc diều xanh chiến lợi phẩm của Amir đã bị bọn trẻ xấu hành hung và nhục mạ. Sự nhu nhược và hèn nhát đã cản bước Amir cứu bạn, thậm chí, còn biến cậu thành một kẻ gian dối khi bịa chuyện nhằm đuổi cha con Ali và Hassan ra khỏi nhà. Và Amir đã phải trả giá cho lỗi lầm ấy trong suốt phần đời còn lại.

    3. Love Story


    Một cảnh trong phim.

    Đây là tác phẩm đã để lại câu nói bất hủ: "Love means never having to say you’re sorry" (Yêu nghĩa là không bao giờ phải nói hối tiếc). Eric Segal kể câu chuyện tình yêu giữa Oliver và Jenny - hai sinh viên trường Harvard. Oliver xuất thân từ một gia đình quý tộc giàu có, còn Jenny là con của một người nhập cư gốc Italy. Do không cùng đẳng cấp, bố mẹ Oliver không chấp nhận cho con trai lấy Jenny. Nhưng với tình yêu mãnh liệt, Oliver bất chấp bị phản đối, vẫn cưới Jenny. Họ đi làm thêm để tự nuôi nhau cho tới khi Oliver học xong và trở thành luật sư. Tuy nhiên, khi cuộc sống của đôi vợ chồng đã đủ đầy hơn, Jenny bị bệnh máu trắng. Oliver đã tìm mọi cách chữa trị cho vợ, nhưng anh không cứu nổi cô…

    Được coi là cuốn tiểu thuyết lãng mạn kinh điển, Love Story đã lấy đi nước mắt của hàng triệu độc giả nhiều thế hệ. Sau khi được chuyển thể thành phim, bộ phim cũng là một trong những tác phẩm điện ảnh xúc động nhất về tình yêu.

    4. To Kill A


    Cảnh trong phim.

    Cuốn tiểu thuyết duy nhất của nhà văn ở ẩn Harper Lee. Được coi là tác phẩm cần phải đọc trong đời với sức tiêu thụ chỉ kém Kinh thánh, Giết con chim nhại là câu chuyện về cuộc đấu tranh vì chân lý và công bằng, chống lại nạn phân biệt chủng tộc và lối sống thiếu tình người trong xã hội Mỹ nhiều thập kỷ trước. Chuyện kể về Tom Robinson, một người đàn ông da đen, bị vu cáo cưỡng hiếp một phụ nữ da trắng. Bào chữa cho Tim tại phiên tòa là luật sư Atticus Finch, người sát cánh cùng anh để chống lại ban hội thẩm đoàn gồm 12 người da trắng - những kẻ cố tình phớt lờ các điều tra cần thiết để buộc cho anh cái tội anh không bao giờ phạm phải.

    5. A Walk To Remember

    Hai nhân vật chính trong phim.

    Cuốn tiểu thuyết của Nicholas Sparks. Tác phẩm là câu chuyện tình yêu giữa anh chàng lông bông, ngỗ nghịch Landon và cô gái mọt sách Jamie. Bắt đầu từ những cảm nhận trái chiều về nhau, trái tim giàu tình cảm và sự đoan trang, chín chắn của Jamie đã dần dà làm thay đổi con người Landon. Anh tìm thấy ý nghĩa đích thực của cuộc sống và quan trọng hơn cả là tìm thấy tình yêu đích thực của mình sau những cuộc tình chớp nhoáng. Cuốn sách đã được chuyển thể thành phim.

    6. Chicken Soup For The Soul


    Truyện đã được dịch sang tiếng Việt.

    Serie truyện nổi tiếng của hai tác giả Mỹ Jack Canfield và MV Hansen. Tác phẩm kể những câu chuyện xúc động và có thật trong cuộc sống. Ở đó có những con người phải đấu tranh cật lực để tồn tại, để gieo lại những hạt giống tâm hồn cho những thế hệ sau.

    7. My Sister’s Keeper


    Bìa cuốn tiểu thuyết.

    Cuốn tiểu thuyết xót xa lòng người này mang đến cho độc giả sự chống chọi của một gia đình khi đối diện với mối đe dọa chết người. Cuộc sống của Sara và Brian Fitzgerald với cậu con trai nhỏ và con gái hai tuổi, Kate, đã bị đảo lộn hoàn toàn khi họ biết được Kate mắc bệnh máu trắng. Hy vọng duy nhất của đôi vợ chồng này là sinh một đứa con khác với mục đích lấy tủy và máu để cứu sống Kate. Tình huống éo le này là tiền đề để tác giả Jodi Picoult kể những câu chuyện làm giằng xé lòng người.

    8. The Notebook


    Một cảnh trong phim chuyển thể từ truyện.

    Một tiểu thuyết khác của Nicholas Sparks, là câu chuyện về sự đoàn tụ lúc về già của một đôi tình nhân từ thời trẻ. Tác phẩm khiến người đọc tin vào điều kỳ diệu có tên gọi là tình yêu. Nhân vật chính trong cuốn sách từng nói: "Em nghĩ, tình yêu có thể làm được bất cứ điều gì chúng ta muốn". Đó cũng là một thông điệp.
     
    Ngày lạ của Hồ Huy Sơn

    Một ngày nào đó, tôi chợt buồn chợt vui, chợt nghĩ ngợi xa xôi quãng dài quãng ngắn, rồi cảm thấy mông lung, thấy con đường trước mắt xa ngái. Tôi giật mình: Rỗng! Nhạt!....Không! Tôi đã có cả một thế giới mênh mông. Có mẹ cha yêu thương từ câu hát. Có tuổi thơ chuồn chuồn cõng nắng. Có tiếng trâu chia cỏ ngọ.. ọ. ơi. Có những cơn mưa rào trên cánh đồng gió Lào nắng nỏ. Tôi trở về đầy ắp một quê hương! Rồi tôi lại trở về tôi phố thị. Ngày đi mãi vừa lạ vừa quen!

    Đó là những cảm xúc của tôi khi đọc Ngày lạ của Hồ Huy Sơn. Một cảm xúc bị lôi cuốn mạnh như chính tôi đã sinh ra từ thế giới thơ của anh. Đó là điều kỳ diệu của văn chương, của tập thơ.

    Đã lâu, tôi mới được đọc một tập thơ có cảm xúc trong sáng, đằm thắm hồn quê đến thế. Mỗi câu thơ như ngọn cỏ bứt lên từ mảnh đất quê: day dứt, nhớ thương, đau đáu, da diết.

    Tập thơ gồm ba mươi sáu bài, với hai mảng chính: mảng viết về quê hương với những đặc trưng rất riêng của miền quê xứ Nghệ: gió Lào, bát canh chua, cánh đồng… Và mảng kia là nơi phố thị. Tuy nhiên có sự trở đi trở lại giữa hai không gian. Có những bài lấy cảm xúc nơi đô thị rồi lại có sự trở về hoặc vụt thoáng quê hương. Ở không gian đô thị cũng vậy. Hai chiều không gian Quê – Phố thị như một vệt sáng dài trở đi trở lại trong thơ anh. Nó như một đường thẳng đáy của một tam giác. Ở giữa hai chiều không gian ấy tác giả đã dựng lên một đỉnh cao, một không gian mới, một điểm nhìn mới. Đấy chính là không gian thơ, không gian của nghệ thuật, của Ngày lạ. Nói một cách khác, từ trải nghiệm, từ những miền không gian khác nhau, Sơn đã xây dựng lên một thế giới nghệ thuật riêng. Thế giới vừa lạ vừa quen. Thế giới có tất cả những gì đã thường trực và giờ nhìn lại, nhận thức lại, soi chiếu lại, khám phá hơn chiều sâu, theo sự biến đổi không ngừng của sự vật, con mắt của nhà thơ, theo cảm thức hiện đại của thế hệ trẻ 8X.

    Viết về quê hương, Hồ Huy Sơn viết rất nhiều về cánh đồng. Cánh đồng quê đã gắn bó thân thiết với cậu bé mục đồng những ngày chăn trâu cắt cỏ. Sơn đã viết: “Tôi sinh ra từ cánh đồng/Thì tôi làm thơ về cánh đồng”. (Bản năng).

    Cánh đồng trong thơ Sơn đầy ắp những hình ảnh quen thuộc: tiếng sáo diều réo ran, tiếng trâu gọi bạn chia cỏ. Nơi đó có tuổi thơ đi trên những thửa ruộng chật hẹp, có “sóng lúa xô nghiêng những nếp nhăn định mệnh”.

    Nhưng thật kỳ diệu, cánh đồng quê khắc nghiệt cằn cỗi ấy lại ủ mầm gieo hạt cho cánh đồng thơ, cánh đồng chữ nghĩa văn chương của cậu bé mục đồng: “Và mỗi ngày cánh đồng lại thít chặt lấy tôi/Ủ mầm hạt thóc/Đến một ngày khác/Hạt thóc cựa mình thành những hạt thơ”. (Đồng vọng)

    Nói về quê hương, Sơn luôn nhắc đến hình ảnh mẹ lam lũ khó nhọc dãi nắng dầm mưa trên cánh đồng. Người mẹ ấy cũng như bao người mẹ khác, đã vượt lên số phận để giữ lửa tình thương cho ngôi nhà: “Chỉ mẹ vẫn nồng nàn yêu thương/Cặm cụi canh cua cá đồng kho khế”.(Về quê)

    Trong bài viết “Còn duyên, tôi còn viết” Sơn đã tâm sự rất thật: “Tôi chẳng biết là mình đã ăn bao nhiêu tôm,cá, ốc... được bắt lên từ sông. Chỉ biết là trong dòng máu ngày ngày đang lưu chuyển, có những thứ dân dã kia. Sau này tôi có làm thơ nhiều về làng quê, về cánh đồng, bông lúa, củ khoai... để trả cho món nợ đó. Nhưng vì đây là món nợ ân tình nên có lẽ chẳng bao giờ tôi trả được”. Sự băn khoăn ấy cùng những cảm xúc sau những lần về thăm quê “Chẳng dám nghĩ một ngày không về nữa”, “Con đi về nhà mới thấy thương cha mẹ nhiều hơn”, mà tâm hồn thơ mới có chốn để đi về, mới có cánh đồng mênh mông để ấp ủ những mùa thơ nẩy hạt đâm bông.

    Ra khỏi miền ký ức về quê, Sơn lại trở về thành phố, trở về với thế giới chật hẹp của mình: “Thế giới của tôi/ Căn phòng chưa đầy mười mét vuông”. Nhưng cũng thật lạ. Ở không gian nào dù rộng lớn mênh mông hay chật hẹp “mười mét vuông” thì Sơn cũng tạo cho mình một thế giới riêng. Thế giới của miền thơ, câu chữ cứ sinh sôi, hạt thơ cứ nảy mầm từ không gian ấy: “Thế giới của tôi/Những con chữ cựa quậy/Chờ ngày sinh sôi/Chúng phôi thai từ trái tim tôi…”. (Thế giới của tôi)

    Ở không gian quê, Sơn thoả sức mênh mông trên những cánh đồng bát ngát, cảnh vật cứ ăm ắp hiện ra trong những câu thơ thì ở không gian đô thị có sự bó hẹp lại. Thay thế vào đó là những cảm thức chiều sâu về thời gian cùng những suy tư, băn khoăn trước tình yêu, trước cuộc sống, trước con đường mình đã lựa chọn.

    Chúng ta thường cảm nhận thời gian theo từng bước đi của thiên nhiên, theo quy luật tuần hoàn xuân, hạ, thu, đông; theo từng tháng, từng năm, theo thời lượng. Thơ hiện đại không theo quy luật này. Trong thơ, thời gian luôn có sự biến đổi, luôn đồng hiện theo tâm cảm của tác giả. Trong thế giới thơ Ngày lạ, Hồ Huy Sơn cũng đã bắt kịp được cảm thức thơ hiện đại. Anh đã xây dựng cõi thời gian nghệ thuật mang tâm thức của nhân vật trữ tình, nghiêng về sự tìm kiếm, khám phá cái mới, về chất của thời gian. Điều này được thể hiện rất rõ trong mảng thơ nói về tình yêu. Tác giả đã đo đếm chất thời gian bằng những cảm xúc tạo nên giá trị đích thực của tình yêu.

    Đọc thơ Sơn, người đọc càng thấy quý hơn những giây phút được sống trong tình yêu đẹp. Đó là hạnh phúc tuyệt vời của tuổi trẻ, tình yêu mà ai cũng có được trong cuộc đời. Tuy nhiên, không phải chỉ có cõi thời gian yêu là đẹp, mà tất cả những khoảnh khắc trong cõi thời gian Ngày lạ đều đẹp bởi nó giúp cho sự trải nghiệm, sự khám phá cái mới lạ, sự khác thường với những gì bình thường. Đó là những “Ngày lạ”, những ngày sống trong tâm trạng mơ hồ, không rõ vui hay buồn, luôn có cảm giác như mình “đang rơi”, thèm được “chết một lúc”. Ngày mà anh ước mình như ngọn khói mong manh, như hạt nước nhỏ trong đại dương bao la để “ước gì có thể bốc hơi” (Sự điên rồ của ngày).

    Sự dằn vặt, trăn trở ấy chính là sự tìm kiếm con đường đi riêng của mình, con đường vào thế giới thơ: “Khát khao có được một âm thanh khác loài chim ngày qua quẩn quanh trong chiếc lồng và hót dưới sự tán dương của những tiếng cười có đủ cả ái, ố, hỉ, nộ…”. Sự khát khao sáng tạo ấy là ánh sáng soi vào con chữ trong đêm: “Đêm đêm những con chữ cựa quậy” (Trên bước đường tôi đi).

    Với tập thơ đầu tay này, tuy chưa nhiều có sự tìm kiếm, cách tân nhưng anh cũng đã thay đổi được quan niệm truyền thống văn học phải phản ánh cái hay cái đẹp. Tác phẩm có sự mở rộng biên độ. Anh nhặt nhạnh từ những điều nhỏ nhất trong cuộc sống, dễ bị lãng quên để đưa vào thế giới thơ và có thông điệp mới về quan niệm trước cuộc sống như: Đám tang những sợi lông; Lan man từ phòng tắm; Không tên 1; Sắp đặt... Tuy nhiên người đọc cũng thấy một số câu thơ chưa có sự gọt dũa, làm gọn, chỉ là tiếng nói thường của bản năng.

    Tháng 3/2009
    Trịnh Minh Hiếu
     
    Xin Lỗi, Em Chỉ Là Con Đĩ:
    http://images-vinabook.com/product/07/p26472/_fill_300_p26472.jpg
    Đây không phải tiểu thuyết dâm loạn, đây chỉ là một câu chuyện xúc động lòng người sâu sắc. Cuốn sách nói về cái đẹp, và bày tỏ về nỗi đau, của Hạ Âu - một cô gái mang tiếng là **, và người bạn trai Hà Niệm Bân. Những trắc trở trong đời cô thuật lại một chuyện tình đau xót.<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" />

    Truyện được đăng tải lần đầu trên mạng book.mop và Sohu của Trung Quốc đã được hàng chục triệu độc giả người Hoa bình chọn là tác phẩm kinh điển mới của dòng văn học mạng, một thành công của thế hệ người viết 8x. Bản dịch này theo đúng nguyên tác, ngắn gọn và chân thực so với bản sửa chữa trong lần in đầu của truyện năm 2005.

    Truyện dài trên mạng này (sau đã in ra sách ở Trung Quốc và Hồng Công) tiêu biểu cho một sáng tác xuất bản “ngược”, xuất bản từ mạng rồi mới in thành sách, và những người mua sách là những người đã đọc đến thuộc lòng truyện free trên mạng, điều này đi ngược lại toàn bộ những bước xuất bản sách truyền thống và đánh dấu một thành công của các cây bút vô danh.

    Bản dịch tiếng Việt đăng trên weblog Trang Hạ trong thời gian đầu tiên đã thu hút hơn 2.000 lượt người xem mỗi ngày, đưa tổng số lượt truy cập weblog Trang Hạ hiện nay đã tăng vọt lên gần nửa triệu lượt . Nếu tính cả hàng chục forum và website tại Việt <?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:smarttags" />Nam đồng thời chuyển đăng bản dịch của tôi trong ba tháng cuối năm 2006, lượt độc giả của bản dịch tiếng Việt “Xin lỗi, em chỉ là con đĩ” đã lên tới hàng trăm nghìn người. Trong hai tháng 9 và 10 năm 2006, sau khi tôi công bố e-book của bản dịch này, riêng số lần download bản dịch này dưới dạng sách điện tử từ ba host khác nhau đã vượt ngưỡng một vạn bản. Và “Xin lỗi, em chỉ là con đĩ” đã thực sự gây ra một cơn sốt trong giới blogger Việt Nam cũng như trên các diễn đàn điện tử.


    Hiện tượng này chứng tỏ sự thích đọc, sẵn sàng theo dõi dài kỳ của người dùng Internet Việt Nam, khẳng định sức lan tỏa của truyện, và cũng khẳng định mức độ tiếp nhận của công chúng mạng (netizen) ở Việt Nam với một tác phẩm mạng. Nó cũng chứng tỏ sức mạnh của truyền thông hiện đại với các nghị đề công chúng không phải đến từ các nguồn tin báo chí, các nghị đề công cộng như trước đây.

    Internet và hình thức nhật chí (weblog – ghi chép hàng ngày) mở ra một cuộc chơi văn mới mẻ. Với bạn đọc, được sự trợ giúp bởi công cụ tìm kiếm hoặc các công cụ tách tin tổng hợp tin, blog cũng như diễn đàn đánh dấu sự phản hồi và giao tiếp nhà văn - bạn đọc ở mức độ tích cực và trực tiếp nhất. Với văn học, nhà văn không còn tạo ra một lứa bạn đọc mà bạn đọc là người quyết định sự ra đời của một nhà văn. Vì có công chúng, người viết trên mạng trở thành nhà văn được đón nhận như thế

    Còn đơn giản tại Việt Nam, nó chứng tỏ bạn đọc vẫn còn thiếu ghê gớm những "chất liệu đọc" để làm thỏa mãn nhu cầu đọc giải trí đơn thuần, để xây dựng một cái nhìn đa chiều về giải trí, nhất là khi có nhiều người quen áp đặt những tiêu chí cổ điển để đánh giá một hình thức văn học mới mẻ.

    Mục lục:
    Chương 1: Con ** Hạ Âu
    Chương 2: Người tình của tôi
    Chương 3: Mẹ vợ
    Chương 4: Bông bồ câu
    Chương 5: Người mẹ
    Chương 6: Vết bầm trên eo
    Chương 7: Chiếc nhẫn kim cương bị lãng quên
    Chương 8: Con chúng ta
    Chương 9: Em nấu tình yêu thành món canh
    Chương 10: Chờ đợi
    Chương 11: Câu đố của đời anh
    Chương 12: Rời bỏ
    Chương 13: Chúng ta cưới nhau đi
    Chương 14: Bến đỗ
    Chương 15: Hai bát hồi ức
    Chương 16 Tiếng than
    Chương 17: Hạ Âu ơi, tạm biệt!
     
    Top